Friday, July 5, 2019

Cách sửa lỗi Error Establishing a Database Connection trong WordPress


Khi bạn sử dụng wordpress chắc chắn phải gặp qua vài lần lỗi này, lỗi kết nối cơ sở dữ liệu trong wordpress, gây nhiều khó chịu cho người quản trị, lỗi này do nhiều lý do khác nhau gây ra, từ các thông tin dữ liệu đến các yếu tố kết nối server, ở bài này mình sẽ chia sẻ cách để sửa lỗi Error Establishing a Database Connection trong WordPress qua vài thao tác cơ bản.

1. Lỗi Error Establishing a Database Connection trong WordPress là gì?

Lỗi Error Establishing a Database Connection còn hiểu là lỗi kết nối tới cơ sở dữ liệu trong website wordpress, khi lỗi xảy ra sẽ có một thông báo khá rõ ngay trên trang chủ website, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy điều này.

Những người thiết kế website wordpress không chuyên khi gặp lỗi này thường cảm thấy hoang mang và lo lắng, hãy bình tĩnh vì ở đây đã có cách giải quyết dành cho bạn.

1. Lỗi Error Establishing a Database Connection trong wordpress xảy ra do lý do gì?

Khi thấy lỗi Error Establishing a Database Connection wordpress bạn cần biết ngay lý do đầu tiên thường gây ra là các thông số database trong cấu hình php đã sai hoặc có thay đổi. Nằm ở file wp-config.php ở thư mục gốc.

Ngoài ra lỗi Error Establishing a Database Connection còn có thể do máy chủ cơ sở dữ liệu của bạn không phản hồi, có thể do cơ sở dữ liệu của bạn bị hỏng, theo kinh nghiệm của mình thì lỗi này xảy ra chủ yếu do máy chủ, một số ít do sai thông số cấu hình database.

2. Các kiểu hiện thị lỗi Error Establishing a Database Connection trong wordpress

Nếu ở trang dành cho người dùng và trang quản trị đều xuất hiện thông báo lỗi giống nhau thì qua bước tiếp theo bên dưới, còn nếu ở trang admin mà thấy lỗi khác dạng như “Một hoặc nhiều bảng trong cơ sở dữ liệu không có sẵn. Cơ sở dữ liệu cần được chỉnh sửa”, lúc này bạn cần khắc phục như sau:

Thêm đoạn code sau vào file wp-config.php ngay trước đoạn text “That’s all, stop editing! Happy blogging”.
define('WP_ALLOW_REPAIR', true);
Sau đó bạn tiến hành chạy đường link này: http://www.yoursite.com/wp-admin/maint/repair.php (sửa yoursite.com thành tên miền của bạn).

Chạy và Repair Database để sửa chữa cơ sở dữ liệu bị hỏng.


Nếu vẫn không khắc phục được sự cố thì chuyển qua bước tiếp theo dưới đây để tìm giải pháp hiệu quả hơn.

3. Kiểm tra các thông số database trong file wp-config.php

File wp-config là rất quan trọng trong cấu hình website wordpress, nơi kết nối đến database của website thông qua các thông số như : tên database, user, password, host server.

define('DB_NAME', 'database-name');
define('DB_USER', 'database-username');
define('DB_PASSWORD', 'database-password');
define('DB_HOST', 'localhost');

Hãy chú ý nhập đúng các thông số kết nối, chỉ cần dư hoặc thiếu 1 ký tự hay khoảng trống là đả xảy ra lỗi.

Chú ý ở DB_Host không phải lúc nào cũng là localhost, phần lớn là localhost tuy nhiên có một số nhà cung cấp hosting bạn phải thay bằng địa chỉ IP hosting đó.

Ví dụ như:

define('DB_HOST', '127.0.0.1:8889');

Sau khi kiểm tra các thông số nếu đúng mà vẫn lỗi thì bạn hãy tạo 1 user mới và password mới cho database này rồi chỉnh sửa lại các thông số này theo user và pass mới để kiểm tra. Kinh nghiệm của mình đôi lúc tạo mới lại là hết lỗi luôn.

4. Kiểm tra máy chủ của website (Mysql server)

Lỗi Error Establishing a Database Connection trong WordPress cũng hay xảy ra khi máy chủ hosting quá lưu lượng lưu trữ dữ liệu hoặc băng thông, hay có quá nhiều truy cập vào cùng 1 lúc khiến server xử lý không kịp cũng gây ra lỗi. Mình cũng đã từng bị lỗi này khi có nhiều lượt truy cập.

Nếu bạn sử dụng hosting mà trang web bình thường ít truy cập mà bỗng dưng có quá nhiều truy cập 1 lúc thì tức là web bạn đang bị tấn công ddos, lúc này hãy gửi yêu cầu hỗ trợ ngay cho nhà cung cấp hosting để xử lý nhanh nhất.

Monday, June 17, 2019

VPS 2 CPU, 2GB RAM chịu được bao nhiêu người online cùng một lúc


Mình đã thử cài đặt VPS ở Vultr với gói 0.022$/giờ ~ 15$/tháng, 2 CPU, 2GB RAM thấy có lúc online đến 4k (theo thống kê Google Analytics) vẫn chạy ổn. Tiếc là ko có điều kiện test lâu dài xem thực tế sức chịu đựng của VPS như thế nào.

Thực tế: Số lượng người online nhiều như vậy nhưng chỉ sử dụng hết 20% CPU, RAM còn thừa rất nhiều, nếu hoạt động hết công suất không biết lên đến mấy k online nữa.

Sau đây là 3 bộ cài đặt để tối ưu tốt độ load cho website.

1. Cài đặt Zend Opcache

Mục đích sử dụng Zend OPcache để tối ưu và tăng tốc PHP, điều này đặc biệt quan trọng và bắt buộc phải cài với những VPS có số lượng người online lớn. Qua đó giảm thiểu hoạt động của CPU và giảm đáng kể số lượng RAM mà PHP sử dụng.

Lưu ý: Bước tiếp theo bạn có thể dùng plugin cache như WP Super Cache hoặc Memcached với W3 Total Cache (bước 3 và 4). Nên thử với WP Super Cache trước, vì đa phần các website chỉ cần plugin này là đủ, mà cài đặt lại đơn giản.

2. Cài đặt Memcached

Memcached mình sử dụng để cache query database, object và page cache. Thông thường, các dữ liệu trên thường được cache bằng cách sử dụng disk, nhưng memcached lưu thông tin trên RAM nên hiệu suất và tốc độ được tăng lên rất nhiều.

Các bạn thực hiện theo như hướng dẫn cài đặt memcached. Trong phần Cấu hình Memcached lưu ý tăng thông số MAXCONN="1024" thành MAXCONN="10240"
# nano /etc/sysconfig/memcached
PORT="11211"
USER="memcached"
MAXCONN="10240"
CACHESIZE="128"
OPTIONS="-l 127.0.0.1 -U 0"
Tương tự như Zend OPcache bên trên, bạn nên sử dụng tool theo dõi phpMemcachedAdmin, điều chỉnh đảm bảo cho bộ nhớ <= 70%, tránh việc thừa quá nhiều RAM.

Ở bước cuối bạn không cần thiết phải cài plugin WP-FFPC cho WordPress vì chúng ta sẽ sử dụng plugin W3 Total Cache như hướng dẫn bên dưới.

3. Cấu hình W3 Total Cache

Để đảm bảo mọi thứ hoạt động trơn tru, các bạn hãy sử dụng plugin W3 Total Cache. Bình thường mình vẫn hay sử dụng plugin WP Super Cache vì nó đơn giản, dễ dùng và cũng rất hiệu quả . Tuy nhiên khi đã sử dụng đến Memcached, bạn bắt buộc phải chuyển qua W3 Total Cache hoặc WP-FFPC.

Sau khi cài đặt xong plugin, các bạn hãy kích hoạt Page Cache, Database cache và Object Cache sử dụng method là Memcached. Ngoài ra, cũng cần kích hoạt Browser Cache và CDN nếu có thể.

Trên đây là hướng dẫn cài đặt VPS để chịu tải lên trên 4000 người online. để lại bình luận nếu bạn cần một cái gì đó ở chúng tôi


Tuesday, June 11, 2019

4 Quy Tắc Vàng Giúp Email Chuyên Nghiệp Hơn Phục Vụ Hoạt Động Doanh Nghiệp



Bí quyết giúp email chuyên nghiệp hơn, nâng tầm vị thế của doanh nghiệp, đồng thời tạo dựng nên uy tín doanh nghiệp trong tâm trí đối tác, khách hàng.

Thư điện tử hay email dần trở thành một phần vô cùng quan trọng trong cuộc sống và công việc thường ngày của tất cả chúng ta. Chính nhờ sự tiện lợi, trao đổi thông tin nhanh chóng, an toàn đã thúc đẩy lượng người sử dụng email ngày càng nhiều hơn. Đặc biệt, các doanh nghiệp dần biết cách khai thác những tính năng ưu việt mà thư điện tử mang lại để phục vụ công việc kinh doanh của mình hơn. Sở hữu một email chuyên nghiệp được xem là một thế mạnh để doanh nghiệp gặt hái thành công.

Tuy nhiên, không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng biết cách nâng cao tính chuyên nghiệp cho email của mình bởi đôi khi họ chưa thực sự chú tâm vào vấn đề này và cũng chưa thực sự biết phải bắt đầu từ đâu. Làm thế nào để giúp email chuyên nghiệp hơn, đẳng cấp hơn. Chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn những bí quyết đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả sau đây.

1. Email chuyên nghiệp cần có tên rõ ràng, súc tích

Tên email sẽ là điều đầu tiên mà các doanh nghiệp cần quan tâm để nâng tầm chuyên nghiệp cho email của mình. Một tên gọi liên quan mật thiết đến doanh nghiệp, gắn với doanh nghiệp sẽ là ưu tiên hàng đầu mà họ nên lựa chọn. Khách hàng sẽ đánh giá một email chuyên nghiệp thông qua tên gọi thật gần gũi với doanh nghiệp, thậm chí, nếu tên email chính là tên gọi của doanh nghiệp hoặc tên viết tắt sẽ là điều tuyệt vời.

2. Chú ý đến tiêu đề email khi liên lạc với đối tác, khách hàng

Hiện nay, nhiều người thường chỉ chú ý đến nội dung của email, thông tin mà họ muốn truyền tải mà quên mất rằng mỗi bức thư điện tử đều có phần tiêu đề riêng. Tiêu đề chính là phần khái quát lên nội dung cơ bản của email, và chắc chắn sẽ không ai đánh giá cao độ chuyên nghiệp của doanh nghiệp nếu họ không biết cách tỉ mỉ và cẩn thận chăm chút cho từng email gửi khách hàng và đối tác.
Nội dung tiêu đề không cần quá dài dòng, những thông tin chi tiết sẽ là câu chuyện được kể ở phần nội dung email, còn phần tiêu đề, để email chuyên nghiệp hơn, chỉ nên sử dụng những cụm từ ngắn gọn nhất nhưng phải súc tích và đầy đủ để nói về nội dung chính mà doanh nghiệp sẽ truyền đạt đến người nhận email.

3. Quan tâm đến việc quản lý email chuyên nghiệp đến và đi


Việc quản lý email góp phần không nhỏ trong việc mang đến hiệu quả trong kinh doanh của doanh nghiệp. Có nhiều thông tin mà doanh nghiệp cần phải lưu giữ lại trong một thời gian dài, những thông tin này có thể được gửi qua email, và doanh nghiệp cần biết cách quản lý dữ liệu trong email, hạn chế việc mất đi những dữ liệu quan trọng.
Thường xuyên kiểm tra những email gửi đến qua hộp thư quảng cáo hay spam cũng là điều nên làm, bởi đôi lúc, do một số sự cố nào đó, email của đối tác hay khách hàng sẽ gửi vào những hộp thư khác bên ngoài hộp thư chính. Việc kiểm tra cẩn thận sẽ giảm bớt rủi ro đánh mất thông tin cho doanh nghiệp.

4. Liên hệ dịch vụ quản trị email chuyên nghiệp

Với những doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc quản trị email hay hệ thống email của họ hoạt động khá nhiều với lượng thông tin khổng lồ, việc liên hệ đến dịch vụ quản trị email chuyên nghiệp là điều vô cùng cần thiết. Các công ty cung cấp dịch vụ quản trị email chuyên nghiệp sẽ giúp giải quyết những khó khăn trong vấn đề tiếp nhận, xử lý thông tin, quản lý luồng email đến và đi, giúp doanh nghiệp dễ dàng bảo vệ được an ninh thông tin. Đây chính là một bí quyết mang đến thành công trong kinh doanh cho doanh nghiệp.


Wednesday, May 29, 2019

Hướng Dẫn Xử Lý Lỗi 500 Internal Error Trên Hosting Linux




Ở bài này mình sẽ hướng dẫn một số khách hàng sử dụng hosting Linux đôi khi bị lỗi 500 Internal error. Lỗi này xuất phát từ việc cấu hình sai trong file .htaccess hoặc là chmod sai.

Để xử lý chúng ta cần làm các việc sau:

1. Bạn mở file .htaccess (nếu có) thường nằm trong thư mục gốc của website và tìm xem nếu có những dòng mà bắt đầu bằng php_flag thì xóa đi.

2. Vẫn trong file .htaccess bạn tìm dòng ” Options +FollowSymLinks” và comment lại dòng đó bằng cách: ” #Options +FollowSymLinks ” sau đó save as lại nhé.

3. Kiểm tra kỹ rằng bạn không chmod file hay folder nào là 777.

4. Kiểm tra kỹ rằng bạn không chmod file nào là 755, 777

Để chạy được một cách chính xác nhất và an toàn nhất chúng ta cần chmod 711 cho folder, 444 cho file html và 600 cho những file php.

Chú ý: nếu các file php của các bạn không cần thiết phân quyền ghi thì có thể đặt ở chế độ chmod 400 cho các file php đó.

Có như thế thì site của bạn không bị lỗi và độ bảo mật được tăng lên mức tối đa.

Thursday, May 23, 2019

Kinh nghiệm chọn hosting cho Wordpress


1. Nên chọn hosting sử dụng PHP Handler là SuPHP, FastCGI

Khái niệm PHP Handler các bạn nên hiểu đơn giản là một cái gì đó để xác định quá trình biên dịch các đoạn mã PHP trong WordPress đến máy chủ để truy xuất dữ liệu đến đầu cuối, tức là người dùng. Mỗi PHP Handler luôn có các thuộc tính và ưu nhược điểm khác nhau nên tùy vào thời điểm mà nên chọn PHP Handler cho phù hợp. Để sử dụng WordPress tốt nhất thì bạn nên chọn các hosting sử dụng PHP Handler là SuPHP hay FastCGI, bởi vì:

Khi cài plugin thông qua wp-admin, bạn không cần phải nhập lại thông tin đăng nhập FTP của hosting.
Các plugin sẽ được tự động cài đặt các bước cần thiết như tự CHMOD, tự sửa file .htaccess, tự tạo thêm file. Nếu các bạn dùng một số hosting Việt Nam (PHP Handler là DSO) thì sẽ nhận ra một cái phiền phức khi cài một số plugin quan trọng là phải tự tay CHMOD, sửa file .htaccess lung tung cả lên, mà sau khi sửa xong thì chưa chắc nó đã chạy được vì nó không tự cấu hình trong các file config. Điển hình là plugin WP Super Cache.
Ít tốn tài nguyên CPU hơn (nếu dùng FastCGI).
Bảo mật tốt hơn vì khi một file được upload lên hosting, các file hay folder đó sẽ được CHMOD theo đúng quyền của nó. Khi cài plugin cũng vậy. Chuẩn CHMOD của 2 PHP Handler này là 644 cho folder và 755 cho file.

2. Hỗ trợ ionCube Loader và Zend Optimizer

ionCube Loader là một module được dùng để đọc và biên dịch các tập tin PHP đã được mã hóa và đóng gói bằng ionCube Package Foundry.

Còn Zend Optimizer là một plugins của PHP dùng để tối ưu và biên dịch các đoạn code đã được mã hóa bởi Zend Guard.

Vì sao bạn lại cần 2 tính năng này hoạt động? Bởi vì nếu bạn đã xác định có sử dụng một số plugin trả phí thì đa phần họ đều mã hóa bằng Zend và ionCube hết để phòng chống các trường hợp null trái phép hay ăn cắp mã nguồn. Không chỉ các plugin trả phí mới có mà đôi khi một số plugin miễn phí cũng cần bạn có cài 2 module này thì mới hoạt động được, CommentLuv là ví dụ điển hình.

Cũng dễ hiểu, nếu hosting bạn dùng không hỗ trợ ionCube Loader và Zend Optimizer thì không thể nào sử dụng các plugin đó được.

3. mod_rewrite, mod_deflate hoặc mod_gzip phải được bật

mod_rewrite là một thành phần mở rộng của Apache dùng để viết lại URL của website. Còn mod_deflate hoặc mod_gzip là thành phần mở rộng dùng để nén các dữ liệu được tải xuống trình duyệt nhằm để tăng tốc độ truy cập website, đối với Apache 2.0 thì nó sử dụng mod_deflate còn các phiên bản Apache cũ hơn thì nó sử dụng mod_gzip.

Sở dĩ mình luôn khuyến khích các phần mở rộng này luôn được bật là vì khi sử dụng WordPress, bạn sẽ có nhu cầu sử dụng permalinks (đường dẫn tĩnh) để thay thế đường dẫn động (http://example.com/?p=ID), thứ nhất là để SEO blog WordPress tốt hơn, thứ 2 là làm đẹp đường dẫn bài viết trên blog. Nếu mod_write của bạn không được bật thì bạn cũng không thể sử dụng tính năng viết lại đường dẫn này trong WordPress.

4. Dung lượng đĩa và băng thông phải thật “thoải mái”

Không nhất thiết bạn phải sử dụng hosting hỗ trợ băng thông và dung lượng không giới hạn (Unlimited – mà chưa chắc nó đã “unlimited” thật) nhưng tốt nhất là bạn nên sử dụng các gói hosting có dung lượng tầm 5GB trở lên, băng thông cũng khoảng từ 50GB trở lên. Vì sao?

Thói quen của chúng ta là thường upload ảnh trực tiếp lên host khi viết bài, điều này có một ưu điểm là nhanh, gọn, không bị tình trạng link ảnh bị die (trừ khi cái blog nó die luôn) và quan trọng là tăng tốc độ tải trang khi bài viết chứa hình ảnh không bị phụ thuộc vào các kết nối ở bên ngoài. Nhưng có một nhược điểm khá khó chịu trong WordPress là nó sẽ tự động sản sinh ra một số file ảnh khác trên cùng một tấm ảnh nhưng có kích thước khác nhau, hoặc nếu bạn có sử dụng timthumb thì ôi thôi, file cache của nó có khi còn nhiều hơn cái thư mục uploads của bạn.

5. Làm sao để kiểm tra các thông tin kỹ thuật ở trên?

Không còn cách nào khác là hãy liên lạc với bộ phận hỗ trợ kỹ thuật của nhà cung cấp hosting bạn định đăng ký để hỏi về 4 yếu tố ở trên, nếu họ có hỗ trợ đầy đủ thì oke. Bạn nên tiến hành xem xét thêm 1 vài tiêu chí ở dưới đây để quyết định có nên sử dụng hay không.


Friday, May 17, 2019

DDOS server game? Cách chống DDOS server game



Bất kỳ một nhà phát hành game khi chính thức gia nhập vào thị trường game béo bở, họ buộc phải đối mặt với hàng loạt vấn đề về DDos từ những đối thủ cạnh tranh và kéo theo đó là những cuộc chiến khóc liệt nhằm bảo hệ hệ thống, chống lại các Hacker.

Dấu hiệu dễ dàng nhận thấy các server game đang bị tấn công DDos chính là quá trình truy cập game bị gián đoạn, người dùng không thể kết nối vào các nội dung trò chơi, thậm chí cả một hệ thống server game đều bị tê liệt, ngưng hoạt động.

* Tại sao Hacker lại muốn tấn công DDos Server game?

1. Ngành công nghiệp game đã chuyển mình sang hình thức online từ hàng chục năm nay và ngày càng có nhiều đối thủ lấn sân sang thị trường này, bắt buộc họ phải dùng “chiêu” để loại bỏ vật cản đường. Chính những cuộc tấn công DDos sẽ làm cho các nhà cung cấp game phải mất uy tín, danh tiếng và thiệt hại nặng nề về tài chính để gây dựng lòng tin của người chơi.

2. Sự phát triển mạnh mẽ của Internet cũng chính là nguyên nhân để các Hacker giở trò. Xét từ góc độ bảo mật, các nền tảng game rất dễ vướng phải nhược điểm chính là tình trạng lỗi lơn (Single point of failure – SPOF). SPOF chính là cơ sở để những kẻ tấn công DDos nhắm vào Server game, nơi tập trung tấn công với quy mô lớn để thu hút được sự chú ý từ dư luận và trở thành hiện tượng trên Internet.

* Những cuộc tấn công DDos Server game khiến các nhà phát hành game điêu đứng?

1. 11//2015 một game thủ tại Trung Quốc đã nhận án tù 2 tháng vì tấn công DDos vào hệ thống game Liên Minh Huyền Thoại khiến hơn 140.000 người không vào game trong 3 tiếng, gây thiệt hại cho hơn 400.000 game thủ khác.

2. 4/2016 các máy chủ của gã khổng lỗ Blizzard bất ngờ bị hacker tấn công, khiến hàng loạt tựa game World of WarCraft, Diablo 3 bị dừng hoàn toàn, game thủ không thể đăng nhập vào chơi suốt vài tiếng đồng hồ.

3. 6/2017 Ubisoft và Ncsoft phải đối mặt với một loạt các cuộc tấn công DDos dẫn đến sự xuống cấp, ngắt kết nối của dịch vụ, ảnh hưởng đến một số tên tuổi trực tuyến: Rainbow Six Siege và Ghost Recon. Vụ việc đã khiến những người dùng hạn chế với các máy chủ trò chơi của Ubisoft.

Tấn công DDos Server game đã trở thành một mối đe dọa cho hầu hết các nhà phát hành game nhưng thực tế lại rất ít các nhà cung cấp dịch vụ chống DDos chất lượng. Trên thế giới hiện nay hệ thống Anti DDos lớn mạnh nhất thuộc về OVH nhưng câu hỏi đặt ra: “Khi các server game của Việt Nam khi bị DDos tấn công, chúng ta chỉ còn cách liên hệ ra nước ngoài để tìm giải pháp?”.

Thực tế, Việt Nam vẫn có rất nhiều nơi cung cấp dịch vụ Anti DDos nhưng rất ít đơn vị dám đảm bảo về chất lượng, khả năng DDos không quay trở lại, thời gian xử lý DDos nhanh chóng.

* Đơn vị nào cung cấp hệ thống Anti DDos uy tín tại Việt Nam?

Ở Việt Nam gần như việc chống DDOS là bất khả thi. Chỉ có thể là nhờ bên dịch vụ sever, hosting khắc phục giúp mà thôi. Đương nhiên bạn sẽ phải chọn nhà cung cấp lớn và hạ tầng tốt thì mới qua được: VD như bên inet chả hạn

Friday, May 10, 2019

Cấu trúc thư mục Direct Admin hosting



Cấu trúc thư mục

Các thư mục trên host bao gồm:

/backups
/domains
/mail
/public_html
/backups

Thư mục /backups chứa tất cả các file backups được tạo ra thông qua control panel. Thư mục này sẽ tự động tạo ra khi bạn thiết lập các backup files trong control panel.

/domains: Thư mục /domains chứa các files gắn với account hosting của bạn. Mỗi domain host trên account của bạn sẽ có một thư mục riêng (/domains/yourdomain.com). Trong thư mục này bao gồm :

/logs     :  logs file hàng tháng được lưu tại đây – thư mục này tự động được tạo ra sau 1 tháng hosting của bạn được khởi tạo
/private_html:  tất cả các file được tạo thông qua phương thức SSL – https://
/public_html:  thư mục chính cho website của bạn
/public_ftp:  các file dành cho account FTP
/stats: thư mục được tạo bởi Webalizer để theo dõi tình trạng website – bạn không được xóa hay sửa thư mục này

/mail: Thư mục mail chứa các file được tạo ra bởi hệ thống server mail. Bạn không được chỉnh sửa, xóa hay thêm dữ liệu gì trên thư mục này bởi điều đó có thể dẫn đến hệ thống email của bạn không hoạt động được.

/public_html: Thư mục /public_html tại thư mục gốc link trực tiếp đến thư mục
/domains/yourdomain.com/public_html. Nếu bạn có nhiều hơn 1 domain host trên account, thư mục này sẽ tham chiếu đến thư mục public_html của domain cuối cùng được tạo ra bởi account của bạn.
(Cách Xem domain chính ở đây)

2. Trang mặc định (index.html/index.php)

File mặc định được chạy cho thư mục web là file index.html. Nghĩa là khi website được truy cập bởi tên miền https://www.yourdomain.com,  server sẽ trả về trang https://www.yourdomain.com/index.html. Điều này được áp dụng cho tất cả các thư mục có thể truy nhập được thông qua domain của bạn bao gồm cả subdomain.

Khi upload website nếu không sử dụng trang defaul là index.html thì thứ tự file tiếp theo sẽ chạy mặc định là index.php- default.php

/* Redirector */