1. Nên chọn hosting sử dụng PHP Handler là SuPHP, FastCGI
Khái niệm PHP Handler các bạn nên hiểu đơn giản là một cái gì đó để xác định quá trình biên dịch các đoạn mã PHP trong WordPress đến máy chủ để truy xuất dữ liệu đến đầu cuối, tức là người dùng. Mỗi PHP Handler luôn có các thuộc tính và ưu nhược điểm khác nhau nên tùy vào thời điểm mà nên chọn PHP Handler cho phù hợp. Để sử dụng WordPress tốt nhất thì bạn nên chọn các hosting sử dụng PHP Handler là SuPHP hay FastCGI, bởi vì:Khi cài plugin thông qua wp-admin, bạn không cần phải nhập lại thông tin đăng nhập FTP của hosting.
Các plugin sẽ được tự động cài đặt các bước cần thiết như tự CHMOD, tự sửa file .htaccess, tự tạo thêm file. Nếu các bạn dùng một số hosting Việt Nam (PHP Handler là DSO) thì sẽ nhận ra một cái phiền phức khi cài một số plugin quan trọng là phải tự tay CHMOD, sửa file .htaccess lung tung cả lên, mà sau khi sửa xong thì chưa chắc nó đã chạy được vì nó không tự cấu hình trong các file config. Điển hình là plugin WP Super Cache.
Ít tốn tài nguyên CPU hơn (nếu dùng FastCGI).
Bảo mật tốt hơn vì khi một file được upload lên hosting, các file hay folder đó sẽ được CHMOD theo đúng quyền của nó. Khi cài plugin cũng vậy. Chuẩn CHMOD của 2 PHP Handler này là 644 cho folder và 755 cho file.
2. Hỗ trợ ionCube Loader và Zend Optimizer
ionCube Loader là một module được dùng để đọc và biên dịch các tập tin PHP đã được mã hóa và đóng gói bằng ionCube Package Foundry.Còn Zend Optimizer là một plugins của PHP dùng để tối ưu và biên dịch các đoạn code đã được mã hóa bởi Zend Guard.
Vì sao bạn lại cần 2 tính năng này hoạt động? Bởi vì nếu bạn đã xác định có sử dụng một số plugin trả phí thì đa phần họ đều mã hóa bằng Zend và ionCube hết để phòng chống các trường hợp null trái phép hay ăn cắp mã nguồn. Không chỉ các plugin trả phí mới có mà đôi khi một số plugin miễn phí cũng cần bạn có cài 2 module này thì mới hoạt động được, CommentLuv là ví dụ điển hình.
Cũng dễ hiểu, nếu hosting bạn dùng không hỗ trợ ionCube Loader và Zend Optimizer thì không thể nào sử dụng các plugin đó được.
3. mod_rewrite, mod_deflate hoặc mod_gzip phải được bật
mod_rewrite là một thành phần mở rộng của Apache dùng để viết lại URL của website. Còn mod_deflate hoặc mod_gzip là thành phần mở rộng dùng để nén các dữ liệu được tải xuống trình duyệt nhằm để tăng tốc độ truy cập website, đối với Apache 2.0 thì nó sử dụng mod_deflate còn các phiên bản Apache cũ hơn thì nó sử dụng mod_gzip.Sở dĩ mình luôn khuyến khích các phần mở rộng này luôn được bật là vì khi sử dụng WordPress, bạn sẽ có nhu cầu sử dụng permalinks (đường dẫn tĩnh) để thay thế đường dẫn động (http://example.com/?p=ID), thứ nhất là để SEO blog WordPress tốt hơn, thứ 2 là làm đẹp đường dẫn bài viết trên blog. Nếu mod_write của bạn không được bật thì bạn cũng không thể sử dụng tính năng viết lại đường dẫn này trong WordPress.
4. Dung lượng đĩa và băng thông phải thật “thoải mái”
Không nhất thiết bạn phải sử dụng hosting hỗ trợ băng thông và dung lượng không giới hạn (Unlimited – mà chưa chắc nó đã “unlimited” thật) nhưng tốt nhất là bạn nên sử dụng các gói hosting có dung lượng tầm 5GB trở lên, băng thông cũng khoảng từ 50GB trở lên. Vì sao?Thói quen của chúng ta là thường upload ảnh trực tiếp lên host khi viết bài, điều này có một ưu điểm là nhanh, gọn, không bị tình trạng link ảnh bị die (trừ khi cái blog nó die luôn) và quan trọng là tăng tốc độ tải trang khi bài viết chứa hình ảnh không bị phụ thuộc vào các kết nối ở bên ngoài. Nhưng có một nhược điểm khá khó chịu trong WordPress là nó sẽ tự động sản sinh ra một số file ảnh khác trên cùng một tấm ảnh nhưng có kích thước khác nhau, hoặc nếu bạn có sử dụng timthumb thì ôi thôi, file cache của nó có khi còn nhiều hơn cái thư mục uploads của bạn.
No comments:
Write Comments